Thứ
Ba, 27/04/2010, 03:02 (GMT+7)
Nguồn: http://tuoitre.vn/Ban-doc-viet/375577/Nen-ket-thuc-su-mang-nha-thuoc-benh-vien.html
Thứ Ba, 27/04/2010, 03:02 (GMT+7)
Nên kết
thúc sứ mạng nhà thuốc bệnh viện
Ngày xưa có ích
TT - Từ năm 1975 đến 1989 việc nhập, sản
xuất, phân phối thuốc chỉ do Nhà nước thực hiện, số lượng nhập hạn chế, dựa
chính vào thị trường các nước XHCN, sản xuất chỉ tập trung ở vài xí nghiệp trung
ương hay địa phương, số lượng ít, đơn điệu.
Không có khám chữa bệnh tư, kinh phí bệnh
viện (BV) công thiếu, chưa có chế độ thu viện phí bảo hiểm y tế (BHYT) để bổ
sung thêm. Nhu cầu tăng, thiếu thuốc dẫn tới nhiều tiêu cực trong BV: thầy thuốc
ra y lệnh, khoa dược không có cấp, người bệnh phải “chạy” lấy thuốc. Nhân viên y
tế tại buồng bệnh trực tiếp bán thuốc riêng, giới thiệu đến nơi bán thuốc
“chui”, tự đặt ra lệ là nếu không mua thuốc đó thì không cho dùng.
|
Người dân mua thuốc tại một nhà thuốc bệnh viện ở TP.HCM - Ảnh: T.T.D |
Trong bối cảnh ấy, các BV lập ra nơi “nhượng
lại thuốc”, rồi sau chuyển thành “quầy công đoàn”. Điều này tạo cho người bệnh
có nơi mua tin cậy, kịp thời, giá không quá cao so với bên ngoài, góp phần xóa
việc nhân viên y tế bán thuốc móc nối với nơi bán thuốc “chui”, lập lại trật tự,
nâng cao y đức.
Do tiêu chí phục vụ đúng đắn, mang lại một số
lợi ích, khá hợp lý nên dù chưa hợp pháp, các sở y tế vẫn cho hoạt động. Sau
này, cùng với việc hình thành hệ thống nhà thuốc tư, các cơ sở này được hợp pháp
hóa thành nhà thuốc BV. Đây là nơi kinh doanh, không còn giữ được các tiêu chí
phục vụ như trước.
Không còn phù hợp
Từ năm 1989, việc nhập, sản xuất, phân phối
thuốc có tư nhân tham gia. Thị trường thuốc mở rộng, phong phú với khoảng 12.000
biệt dược (2007), đáp ứng đủ nhu cầu. Thuốc mới, đặc biệt, nếu chưa nhập chính
thức, BV vẫn có thể xin nhập chuyến. Tuyến dưới nếu có yêu cầu có điều kiện vẫn
có thể đề nghị dùng một số thuốc thuộc tuyến trên.
Điều 49 khoản 1 Luật dược quy định: “Cơ sở
khám chữa bệnh có trách nhiệm bảo đảm cung ứng đủ thuốc có chất lượng trong danh
mục phục vụ nhu cầu cấp cứu, khám chữa bệnh tại cơ sở…”. Chỉ thị 05/2004/CT-BYT
quy định: “Giám đốc BV... tổ chức đấu thầu mua thuốc chữa bệnh theo quy định của
pháp luật...”.
Có thuốc, có các văn bản pháp luật điều
chỉnh, BV có trách nhiệm và đủ khả năng sắm đủ thuốc, có chất lượng, giá cả phù
hợp cho mọi đối tượng nội trú và cấp ngoại trú BHYT. Chỉ còn một bộ phận nhỏ
chưa có thẻ BHYT phải mua thuốc ngoại trú…
Đối tượng không có thẻ BHYT phải mua thuốc
ngoại trú không lớn, bệnh thường không nặng, nếu kê đơn đúng thì đơn không thể
gồm quá nhiều loại, càng không thể có các loại khó kiếm, đắt tiền. Ngay nơi BV
đóng, thậm chí chỉ cách BV vài bước chân, đã có hệ thống bán lẻ rộng khắp. Mạng
lưới đó đủ sức cung cấp cho các đối tượng trên. Nên để cho người dân đến các nơi
này lựa chọn thoải mái, không nhất thiết mua tại nhà thuốc BV với bao nhiêu vị
nể, ràng buộc.
Không nên duy trì
Cùng với sự phát triển của xã hội, y học,
trên thế giới từ lâu đã tách việc khám chữa bệnh và bán thuốc thành hai nơi
riêng biệt nhằm chống chủ quan gây nhầm lẫn, tránh nhiều điều không hay (như ép
người bệnh dùng nhiều thuốc, lấy giá cao…). Bộ Y tế nước ta quy định: phòng khám
tư không được bán thuốc, nhà thuốc phải bán thuốc theo đơn. Giám đốc bệnh viện
có chức năng điều hành việc khám chữa bệnh.
Sau đó, Bộ Y tế giao thêm cho giám đốc chức
năng chịu trách nhiệm nhà thuốc BV. Như thế là không tách biệt theo tập quán
quốc tế. Nếu muốn nhà thuốc có doanh số cao, có lãi, cải thiện đời sống (thậm
chí có vụ lợi) thì giám đốc và nhân viên dưới quyền sẽ phân tâm, không tập trung
cho khám chữa bệnh, rất có thể làm chưa đúng các điều luật về cung ứng
thuốc.
Do không tách bạch như vậy nên nhà thuốc BV
có một số thiếu sót kinh niên như: tìm cách buộc người bệnh nội trú mua thêm
thuốc, tìm cách tăng giá thuốc lên cao hơn giá thị trường: Bộ Y tế có quy định
thặng số bán lẻ cho nhà thuốc BV (từ 5-20% so với giá mua, tùy loại) nhưng nhà
thuốc có thể tự do liên kết tạo nguồn (không cần đấu thầu) nên có thể thông đồng
với nơi bán sỉ, nhập vào với giá cao (để hưởng hoa hồng).
Nếu chỉ kiểm tra hóa đơn mua vào - bán ra
riêng của nhà thuốc thì không phát hiện được vi phạm về quy định thặng số bán
lẻ. Nhưng nếu đem so sánh mới thấy giá bán lẻ của nhà thuốc BV cao hơn giá thị
trường. Có nhà thuốc chẳng cần làm “thủ thuật” này, cứ mặc nhiên bán giá cao,
không cấp hóa đơn, người bệnh vẫn phải mua (vì áp lực của nhân viên y tế từ
buồng bệnh).
Dù con số công bố thấp hơn của các báo chí,
thanh tra Bộ Y tế cũng cho biết giá bán lẻ tại một số nhà thuốc BV cao hơn giá
thị trường khoảng 20% (kiểm tra tháng 8-2008), 13% (kiểm tra tháng 4-2010).
Ngoài ra, còn có các thủ thuật như kê đơn không đúng quy chế, kê đơn ngoài danh
mục, kê đơn quá nhiều loại thuốc…
Nếu BV giao cho công ty dược làm nhà thuốc BV
cũng vậy. Công ty dược phải đấu thầu hay thương lượng để có điểm bán. Giá này
bao gồm cả nhà cửa, vị trí đắc địa nên rất cao. Để có đủ tiền chi, công ty dược
khoán cho nhân viên bán thuốc doanh số cao. Nhân viên bán móc nối với nhân viên
y tế…
BV dùng đất, nhà, phương tiện, lương nhân
viên bằng ngân sách nhà nước để làm nhà thuốc BV, không tính hoàn trả cho ngân
sách, thế nhưng giá thuốc lại đắt. Như vậy là không phân minh giữa công - tư -
tập thể.
Đến thời điểm này, duy trì loại hình nhà
thuốc BV trong khuôn viên BV là không phù hợp.
HÀ THỦY
PHƯỚC
Chiếm 70% doanh số bán lẻ
Gần đây một số cán bộ quản lý ngành dược cho
biết doanh số nhà thuốc chiếm khoảng 70% doanh số bán lẻ trên thị trường. Con số
70% không đáng mừng mà đáng lo. Thứ nhất, theo báo cáo tổng kết dược (2008) cả
nước có gần 40.000 quầy bán lẻ, hơn 9.000 nhà thuốc tư và 437 nhà thuốc bệnh
viện.
Như vậy, nhà thuốc bệnh viện chỉ chiếm 0,9%
tổng số điểm bán lẻ chung, chiếm 4,59% trong tổng số nhà thuốc mà doanh số chiếm
tới 70% thì chứng tỏ “sự tập trung quá đáng” có thể nói là “độc quyền”, không
đúng hướng xã hội hóa việc cung ứng thuốc.
Thứ hai, theo số liệu mới nhất vào năm 2010
do Cục Quản lý dược cung cấp thì chỉ có 0,7% mặt hàng tăng giá (14/2.000 mặt
hàng khảo sát) mức tăng dưới 5%, chỉ số giá của nhóm thuốc và dịch vụ y tế là
1,03% so với chỉ số hàng tiêu dùng chung là 4,12%, tiếp tục đứng thứ 9/11 mặt
hàng tiêu dùng trọng yếu. Thế nhưng theo thanh tra Bộ Y tế, có tới 20-30% các
loại thuốc tại nhà thuốc bệnh viện có giá cao hơn thị trường 13-20%. Như thế
việc quản lý giá thuốc hóa ra chỉ là quản lý giá bán buôn (?), còn giá lẻ vẫn bị
thả nổi, trong khi chính giá lẻ ảnh hưởng trực tiếp đến người
bệnh!
|
Nguồn: http://tuoitre.vn/Ban-doc-viet/375577/Nen-ket-thuc-su-mang-nha-thuoc-benh-vien.html
Thứ Ba, 27/04/2010, 03:02 (GMT+7)
Nên kết
thúc sứ mạng nhà thuốc bệnh viện
Ngày xưa có ích
TT - Từ năm 1975 đến 1989 việc nhập, sản
xuất, phân phối thuốc chỉ do Nhà nước thực hiện, số lượng nhập hạn chế, dựa
chính vào thị trường các nước XHCN, sản xuất chỉ tập trung ở vài xí nghiệp trung
ương hay địa phương, số lượng ít, đơn điệu.
Không có khám chữa bệnh tư, kinh phí bệnh
viện (BV) công thiếu, chưa có chế độ thu viện phí bảo hiểm y tế (BHYT) để bổ
sung thêm. Nhu cầu tăng, thiếu thuốc dẫn tới nhiều tiêu cực trong BV: thầy thuốc
ra y lệnh, khoa dược không có cấp, người bệnh phải “chạy” lấy thuốc. Nhân viên y
tế tại buồng bệnh trực tiếp bán thuốc riêng, giới thiệu đến nơi bán thuốc
“chui”, tự đặt ra lệ là nếu không mua thuốc đó thì không cho dùng.
|
Người dân mua thuốc tại một nhà thuốc bệnh viện ở TP.HCM - Ảnh: T.T.D |
Trong bối cảnh ấy, các BV lập ra nơi “nhượng
lại thuốc”, rồi sau chuyển thành “quầy công đoàn”. Điều này tạo cho người bệnh
có nơi mua tin cậy, kịp thời, giá không quá cao so với bên ngoài, góp phần xóa
việc nhân viên y tế bán thuốc móc nối với nơi bán thuốc “chui”, lập lại trật tự,
nâng cao y đức.
Do tiêu chí phục vụ đúng đắn, mang lại một số
lợi ích, khá hợp lý nên dù chưa hợp pháp, các sở y tế vẫn cho hoạt động. Sau
này, cùng với việc hình thành hệ thống nhà thuốc tư, các cơ sở này được hợp pháp
hóa thành nhà thuốc BV. Đây là nơi kinh doanh, không còn giữ được các tiêu chí
phục vụ như trước.
Không còn phù hợp
Từ năm 1989, việc nhập, sản xuất, phân phối
thuốc có tư nhân tham gia. Thị trường thuốc mở rộng, phong phú với khoảng 12.000
biệt dược (2007), đáp ứng đủ nhu cầu. Thuốc mới, đặc biệt, nếu chưa nhập chính
thức, BV vẫn có thể xin nhập chuyến. Tuyến dưới nếu có yêu cầu có điều kiện vẫn
có thể đề nghị dùng một số thuốc thuộc tuyến trên.
Điều 49 khoản 1 Luật dược quy định: “Cơ sở
khám chữa bệnh có trách nhiệm bảo đảm cung ứng đủ thuốc có chất lượng trong danh
mục phục vụ nhu cầu cấp cứu, khám chữa bệnh tại cơ sở…”. Chỉ thị 05/2004/CT-BYT
quy định: “Giám đốc BV... tổ chức đấu thầu mua thuốc chữa bệnh theo quy định của
pháp luật...”.
Có thuốc, có các văn bản pháp luật điều
chỉnh, BV có trách nhiệm và đủ khả năng sắm đủ thuốc, có chất lượng, giá cả phù
hợp cho mọi đối tượng nội trú và cấp ngoại trú BHYT. Chỉ còn một bộ phận nhỏ
chưa có thẻ BHYT phải mua thuốc ngoại trú…
Đối tượng không có thẻ BHYT phải mua thuốc
ngoại trú không lớn, bệnh thường không nặng, nếu kê đơn đúng thì đơn không thể
gồm quá nhiều loại, càng không thể có các loại khó kiếm, đắt tiền. Ngay nơi BV
đóng, thậm chí chỉ cách BV vài bước chân, đã có hệ thống bán lẻ rộng khắp. Mạng
lưới đó đủ sức cung cấp cho các đối tượng trên. Nên để cho người dân đến các nơi
này lựa chọn thoải mái, không nhất thiết mua tại nhà thuốc BV với bao nhiêu vị
nể, ràng buộc.
Không nên duy trì
Cùng với sự phát triển của xã hội, y học,
trên thế giới từ lâu đã tách việc khám chữa bệnh và bán thuốc thành hai nơi
riêng biệt nhằm chống chủ quan gây nhầm lẫn, tránh nhiều điều không hay (như ép
người bệnh dùng nhiều thuốc, lấy giá cao…). Bộ Y tế nước ta quy định: phòng khám
tư không được bán thuốc, nhà thuốc phải bán thuốc theo đơn. Giám đốc bệnh viện
có chức năng điều hành việc khám chữa bệnh.
Sau đó, Bộ Y tế giao thêm cho giám đốc chức
năng chịu trách nhiệm nhà thuốc BV. Như thế là không tách biệt theo tập quán
quốc tế. Nếu muốn nhà thuốc có doanh số cao, có lãi, cải thiện đời sống (thậm
chí có vụ lợi) thì giám đốc và nhân viên dưới quyền sẽ phân tâm, không tập trung
cho khám chữa bệnh, rất có thể làm chưa đúng các điều luật về cung ứng
thuốc.
Do không tách bạch như vậy nên nhà thuốc BV
có một số thiếu sót kinh niên như: tìm cách buộc người bệnh nội trú mua thêm
thuốc, tìm cách tăng giá thuốc lên cao hơn giá thị trường: Bộ Y tế có quy định
thặng số bán lẻ cho nhà thuốc BV (từ 5-20% so với giá mua, tùy loại) nhưng nhà
thuốc có thể tự do liên kết tạo nguồn (không cần đấu thầu) nên có thể thông đồng
với nơi bán sỉ, nhập vào với giá cao (để hưởng hoa hồng).
Nếu chỉ kiểm tra hóa đơn mua vào - bán ra
riêng của nhà thuốc thì không phát hiện được vi phạm về quy định thặng số bán
lẻ. Nhưng nếu đem so sánh mới thấy giá bán lẻ của nhà thuốc BV cao hơn giá thị
trường. Có nhà thuốc chẳng cần làm “thủ thuật” này, cứ mặc nhiên bán giá cao,
không cấp hóa đơn, người bệnh vẫn phải mua (vì áp lực của nhân viên y tế từ
buồng bệnh).
Dù con số công bố thấp hơn của các báo chí,
thanh tra Bộ Y tế cũng cho biết giá bán lẻ tại một số nhà thuốc BV cao hơn giá
thị trường khoảng 20% (kiểm tra tháng 8-2008), 13% (kiểm tra tháng 4-2010).
Ngoài ra, còn có các thủ thuật như kê đơn không đúng quy chế, kê đơn ngoài danh
mục, kê đơn quá nhiều loại thuốc…
Nếu BV giao cho công ty dược làm nhà thuốc BV
cũng vậy. Công ty dược phải đấu thầu hay thương lượng để có điểm bán. Giá này
bao gồm cả nhà cửa, vị trí đắc địa nên rất cao. Để có đủ tiền chi, công ty dược
khoán cho nhân viên bán thuốc doanh số cao. Nhân viên bán móc nối với nhân viên
y tế…
BV dùng đất, nhà, phương tiện, lương nhân
viên bằng ngân sách nhà nước để làm nhà thuốc BV, không tính hoàn trả cho ngân
sách, thế nhưng giá thuốc lại đắt. Như vậy là không phân minh giữa công - tư -
tập thể.
Đến thời điểm này, duy trì loại hình nhà
thuốc BV trong khuôn viên BV là không phù hợp.
HÀ THỦY
PHƯỚC
Chiếm 70% doanh số bán lẻ
Gần đây một số cán bộ quản lý ngành dược cho
biết doanh số nhà thuốc chiếm khoảng 70% doanh số bán lẻ trên thị trường. Con số
70% không đáng mừng mà đáng lo. Thứ nhất, theo báo cáo tổng kết dược (2008) cả
nước có gần 40.000 quầy bán lẻ, hơn 9.000 nhà thuốc tư và 437 nhà thuốc bệnh
viện.
Như vậy, nhà thuốc bệnh viện chỉ chiếm 0,9%
tổng số điểm bán lẻ chung, chiếm 4,59% trong tổng số nhà thuốc mà doanh số chiếm
tới 70% thì chứng tỏ “sự tập trung quá đáng” có thể nói là “độc quyền”, không
đúng hướng xã hội hóa việc cung ứng thuốc.
Thứ hai, theo số liệu mới nhất vào năm 2010
do Cục Quản lý dược cung cấp thì chỉ có 0,7% mặt hàng tăng giá (14/2.000 mặt
hàng khảo sát) mức tăng dưới 5%, chỉ số giá của nhóm thuốc và dịch vụ y tế là
1,03% so với chỉ số hàng tiêu dùng chung là 4,12%, tiếp tục đứng thứ 9/11 mặt
hàng tiêu dùng trọng yếu. Thế nhưng theo thanh tra Bộ Y tế, có tới 20-30% các
loại thuốc tại nhà thuốc bệnh viện có giá cao hơn thị trường 13-20%. Như thế
việc quản lý giá thuốc hóa ra chỉ là quản lý giá bán buôn (?), còn giá lẻ vẫn bị
thả nổi, trong khi chính giá lẻ ảnh hưởng trực tiếp đến người
bệnh!
|
Nguồn:
http://tuoitre.vn/Ban-doc-viet/375577/Nen-ket-thuc-su-mang-nha-thuoc-benh-vien.html
Nhận xét
Đăng nhận xét