Chuyển đến nội dung chính

Đừng nên bắt chước người Thái

Năm 1990 tôi được cử đi dự một khóa tấp huấn ở Thái lan. Đó cũng là lần đầu tiên tôi lại được xuất ngoại kể từ khi tốt nghiệp ĐH năm 1981. Cái sướng là coi đó như một chuyến du lịch để mở mang tầm mắt. Ngày đó VN mình vẫn còn quá lạc hậu. Đất nước mới thoát ra khỏi những năm tháng trường kỳ làm không đủ ăn. Sang đến Bankok, tôi lại được chứng kiến thành phố sáng ánh đèn lung linh suốt đêm, những đường phố chật cứng ô tô, những supermarket cao vút tràn ngập hàng hóa để hồi tưởng lại những ngày còn sống ở châu Âu.



Đến với Thái lan, tôi thích thú ngắm những ngôi chùa vàng rực rỡ và vô cùng ấn tượng với cách chắp tay chào rất khiêm nhường của người Thái. Tôi học ngay cách chào này và đến bây giờ vẫn thấy nó vô cùng tự nhiên và là cách chào đẹp nhất thế giới. Một điều lạ lùng tôi nhận thấy là ở Thailand người ta treo quá nhiều ảnh của Đức Vua. Sở dĩ thấy lạ, vì ở các nước XHCN ngày xưa cũng đã có thời mà chủ nghĩa sùng bái cá nhân lên tới cao trào, nước nào cũng có một ''lãnh tụ vĩ đại''.



Tìm hiểu về xã hội Thailand, tôi mới biết Đức Vua và Hoàng gia Thái thường không tham gia chính trị, không cai trị đất nước mà chỉ mang ý nghĩa là biểu tượng của dân tộc. Đức Vua là mẫu mực về con người và lối sống (người Thái thường tự hào v/v ngài giỏi nhiều ngoại ngữ và có tài sáng tác âm nhạc), và Ngài thường chủ trì những dự án phúc lợi xã hội. Đức vua rất yêu nhân dân và nhân dân Thái cũng rất kính yêu Ngài. Đó là chuyện của người Thái. Riêng tôi trộm nghĩ, nếu một người ở trong cuộc sống cung đình sung sướng, chẳng phải lo toan cơm áo gao tiền gì cả, thì chắc ai cũng không quá khó để trở thành người tốt và yêu nhân dân.



Nhưng, tình yêu là chuyện riêng tư, không nên phô trương ra bên ngoài. Năm 2000 tôi lại có dịp được đi Ctác sang Thái. Năm ấy, trong 1 buổi dạ tiệc anh bạn người Thái khoe rằng Đức Vua Thailand đã trị vì được 60 năm (đến nay đã là 70 năm) thì một đồng nghiệp người Hàn Quốc bình luận cụt lủn: "Chắc là con ông ta sẽ lập kỷ lục về thời gian trị vì ngắn nhất''.



Quay lại chuyện bóng đá, tôi lại nhớ tới lần SEAGAME 22 được tổ chức tại VN. Năm ấy VN nổi như cồn với lứa cầu thủ trẻ tài năng, mà điển hình là Văn Quyến, Hữu Thắng, Quốc Vượng, Tài Em ... Trong trận chung kết đội U23 Thái đã thắng U23 Việt Nam 2-1 bằng bàn thắng trong hiệp phụ. Vốn không phải là fan cuồng của bất cứ môn gì, tôi thầm mến mộ tài năng và bản lĩnh của các cầu thủ trẻ Thái. Tuy vậy, khi thấy họ ăn mừng bằng cách trương ảnh Đức Vua Thái lên giữa sân vận động Mỹ Đình thì tôi lại thấy gai người, thấy vô cùng phản cảm, vì đây là đất Việt Nam. "Sông núi nước Nam vua Nam ở'', chẳng lẽ các quan chức bóng đá Thái không hiểu. Nếu hiểu thì tại sao họ lại cho phép các cầu thủ Thái làm điều đó. Thứ hai nữa, thể thao là thể thao, không phải là chính trị. Khi chiến thắng thì tôn vinh lãnh tụ, còn khi thất bại thì sao ?



Gần đây, các cổ động viên VN cũng bắt chước, mang ảnh Cụ Hồ ra sân vận động. Theo tôi đây cũng là việc cần suy nghĩ xem "Nên hay không nên ?''. Hãy để thể thao là ngày hội đoàn kết giữa các dân tộc.




Năm 1990 tôi được cử đi dự một khóa tấp huấn ở Thái lan. Đó cũng là lần đầu tiên tôi lại được xuất ngoại kể từ khi tốt nghiệp ĐH năm 1981. Cái sướng là coi đó như một chuyến du lịch để mở mang tầm mắt. Ngày đó VN mình vẫn còn quá lạc hậu. Đất nước mới thoát ra khỏi những năm tháng trường kỳ làm không đủ ăn. Sang đến Bankok, tôi lại được chứng kiến thành phố sáng ánh đèn lung linh suốt đêm, những đường phố chật cứng ô tô, những supermarket cao vút tràn ngập hàng hóa để hồi tưởng lại những ngày còn sống ở châu Âu.



Đến với Thái lan, tôi thích thú ngắm những ngôi chùa vàng rực rỡ và vô cùng ấn tượng với cách chắp tay chào rất khiêm nhường của người Thái. Tôi học ngay cách chào này và đến bây giờ vẫn thấy nó vô cùng tự nhiên và là cách chào đẹp nhất thế giới. Một điều lạ lùng tôi nhận thấy là ở Thailand người ta treo quá nhiều ảnh của Đức Vua. Sở dĩ thấy lạ, vì ở các nước XHCN ngày xưa cũng đã có thời mà chủ nghĩa sùng bái cá nhân lên tới cao trào, nước nào cũng có một ''lãnh tụ vĩ đại''.



Tìm hiểu về xã hội Thailand, tôi mới biết Đức Vua và Hoàng gia Thái thường không tham gia chính trị, không cai trị đất nước mà chỉ mang ý nghĩa là biểu tượng của dân tộc. Đức Vua là mẫu mực về con người và lối sống (người Thái thường tự hào v/v ngài giỏi nhiều ngoại ngữ và có tài sáng tác âm nhạc), và Ngài thường chủ trì những dự án phúc lợi xã hội. Đức vua rất yêu nhân dân và nhân dân Thái cũng rất kính yêu Ngài. Đó là chuyện của người Thái. Riêng tôi trộm nghĩ, nếu một người ở trong cuộc sống cung đình sung sướng, chẳng phải lo toan cơm áo gao tiền gì cả, thì chắc ai cũng không quá khó để trở thành người tốt và yêu nhân dân.



Nhưng, tình yêu là chuyện riêng tư, không nên phô trương ra bên ngoài. Năm 2000 tôi lại có dịp được đi Ctác sang Thái. Năm ấy, trong 1 buổi dạ tiệc anh bạn người Thái khoe rằng Đức Vua Thailand đã trị vì được 60 năm (đến nay đã là 70 năm) thì một đồng nghiệp người Hàn Quốc bình luận cụt lủn: "Chắc là con ông ta sẽ lập kỷ lục về thời gian trị vì ngắn nhất''.



Quay lại chuyện bóng đá, tôi lại nhớ tới lần SEAGAME 22 được tổ chức tại VN. Năm ấy VN nổi như cồn với lứa cầu thủ trẻ tài năng, mà điển hình là Văn Quyến, Hữu Thắng, Quốc Vượng, Tài Em ... Trong trận chung kết đội U23 Thái đã thắng U23 Việt Nam 2-1 bằng bàn thắng trong hiệp phụ. Vốn không phải là fan cuồng của bất cứ môn gì, tôi thầm mến mộ tài năng và bản lĩnh của các cầu thủ trẻ Thái. Tuy vậy, khi thấy họ ăn mừng bằng cách trương ảnh Đức Vua Thái lên giữa sân vận động Mỹ Đình thì tôi lại thấy gai người, thấy vô cùng phản cảm, vì đây là đất Việt Nam. "Sông núi nước Nam vua Nam ở'', chẳng lẽ các quan chức bóng đá Thái không hiểu. Nếu hiểu thì tại sao họ lại cho phép các cầu thủ Thái làm điều đó. Thứ hai nữa, thể thao là thể thao, không phải là chính trị. Khi chiến thắng thì tôn vinh lãnh tụ, còn khi thất bại thì sao ?



Gần đây, các cổ động viên VN cũng bắt chước, mang ảnh Cụ Hồ ra sân vận động. Theo tôi đây cũng là việc cần suy nghĩ xem "Nên hay không nên ?''. Hãy để thể thao là ngày hội đoàn kết giữa các dân tộc.




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CLINITEK STATUS - Ký hiệu báo lỗi và những lời khuyên hữu ích.

CLINITEK STATUS CÁC KÝ HIỆU BÁO LỖI VÀ NHỮNG LỜI KHUYÊN HỮU ÍCH Ký hiệu Thực trạng lỗi Lời khuyên E01 Nguồn pin yếu Thay pin mới (chú ý kiểm tra điện thế pin) E10 hoặc E48 Không hiển thị kết quả 1. Tắt máy bắng cách nhấn và giữ phím On/Off trong 2 giây. 2. Bật lại máy. 3. Thực hiện lại xét nghiệm. E11 Lỗi khay đặt que thử 1. Kiểm tra khay. Nhẹ nhàng kéo khay ra rồi đẩy khay vào lại. 2. Kiểm tra xem cáp nguồn tiếp xúc có tốt không. E23 Nguồn pin yếu Thay pin mới (chú ý kiểm tra điện thế pin) E24 Máy in hết giấy Thay cuộn giấy mới E25 E64 hoặc E65 Lỗi vệt trắng kiểm chuẩn trên khay   (Failure of automatic calibration) Làm sạch vệt trắng kiểm chuẩn E27 Lỗi cài đặt Tắt máy, rồi bật lại E28 Lỗi máy in Mở nắp đậy máy in và đặt lại lẫy giữ giấy đúng vị trí. E50 Lỗi que thử 1. Kiểm tra lại xem đã cài đặt đúng tên loại que thử đang sử dụng chưa...

Công thức Friedewald để tính lượng LDL cholesterol

Đây là công thức tính theo Friedewald (công thức nội suy): 1. LDL-c = Cholesterol toàn phần - HDL-c - Triglyceride/2,2 (tính theo mmol/L) 2. LDL-c = Cholesterol toàn phần - HDL-c - Triglyceride/5 (tính theo mg/dL) Lưu ý : Không áp dụng công thức này khi Triglyceride > 4,5 mmol/L ( > 400 mg/dL ) Một lưu ý quan trọng khác là do công thức này được đưa ra dựa trên phép thống kê sau việc thực hiện một số tương đối lớn các phép đo, sai số tính chung cho cả mẫu lớn là không đáng kể. Tuy vậy đối với một xét nghiệm đơn lẻ thì có thể xảy ra hiện tượng tích luỹ các sai số. Ví dụ, nếu như với mỗi xét nghiệm ta có thể chấp nhận sai số không quá 2%, thì khi cộng và trừ kết quả của 3 lần xét nghiệm, sai số có thể lên tới 6%. Vì thế khi có điều kiện về hoá chất, ta vẫn nên tiến hành xét nghiệm đo trực tiếp lượng LDL-c. Đây là công thức tính theo Friedewald (công thức nội suy): 1. LDL-c = Cholesterol toàn phần - HDL-c - Triglyceride/2,2 (tính theo mmol/L) ...

Sử dụng máy CLINITEK Status®+ với que thử không chính hãng

Công ty SIEMENS đã đưa vào một thay đổi nhằm ép người sử dụng máy thử nước tiểu đã mua của hãng này phải dùng que thử do chính SIEMENS cung cấp tại Viêt Nam, bằng cách bổ xung miếng dán kiểm tra (ID band). Miếng dán này sẽ kích hoạt chế độ kiểm tra tự động khi được dùng trên các đời máy:  + CLINITEK Status®+ version 2.0 hoặc cao hơn  + CLINITEK Status® đã được nâng cấp với phần mềm V2.0 hoặc cao hơn  + CLINITEK Status® Connect System Kể từ ngày 11 tháng 7 năm 2011, các dòng máy trên sẽ tự kích hoạt tính năng kiểm tra tự động và chỉ chấp nhận tiến hành xét nghiệm khi được sử dụng với que thử Multistix do hãng này cung cấp. Khách hàng ở Việt Nam nhiều người vẫn thường dùng các que thử do các hãng khác sản xuất như A10, ACON ...với giá bán rẻ hơn nhiều lần, mà vẫn cho ra kết quả tương đương. Tuy nhiên kể từ ngày 11/7/2011 nếu bạn đưa que thử không chính hãng vào, máy sẽ không thực hiện xét nghiệm, đẩy trả que ra ngoài và báo lỗi E50....